Chỉ báo MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD trong chứng khoán

Ở chia sẻ tiếp theo này, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn đọc một khái niệm phân tích kỹ thuật mới. Đó chính là chỉ báo MACD. Đây là một thứ vô cùng cần thiết mà bất cứ một nhà giao dịch nào cũng cần có trước khi tham gia tại thị trường chứng khoán. Chỉ báo này sẽ là công cụ trợ giúp cho những trader. Chúng giúp họ có thể thấy được những tăng giảm thất thường của thị trường chứng khoán. Nhờ vậy, người dùng có thể đưa ra các kế sách, mục tiêu đầu tư hợp lý một cách dễ dàng. Để có thêm những kiến thức hữu ích về chỉ báo MACD. Công thức cũng như ý nghĩa của chỉ số này. Hãy cùng với chotienao24h theo dõi những chia sẻ sau đây thông qua bài viết này nhé

Chỉ báo MACD là gì?

Chỉ báo MACD được biết đến là đường trung bình động hội tụ, phân kỳ. Nó được viết tắt từ Moving Average Convergence Divergence. Chúng được Gerald Appel phát triển vào cuối những năm 1970. Chỉ báo MACD là một công cụ xác định giá phụ thuộc vào những mức giá đã xảy ra. Vì những lý do đó, nó còn được người dùng gọi là một loại chỉ báo muôn. Đây là một trong những công cụ có khả năng xác định được giá trị chứng khoán giúp các nhà giao dịch. Chúng có thể làm được vậy là nhờ hai yếu tố là phân kỳ và hội tụ. Không những thế MACD còn có thể xác định được xu hướng của thị trường thông qua nhiều yếu tố.

Vì thế người dùng có thể dễ dàng biết được mức độ mạnh, yếu của thị trường thông qua chỉ báo này. Đây chắc hẳn là lý do mà MACD nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ phía người dùng trong việc cài đặt lệnh trong giao dịch chứng khoán.

>> Xem thêm: Mô hình kênh giá là gì? Những đặc điểm của mô hình kênh giá

>> Xem thêm: Chỉ số CCI là gì? Đặc điểm của chỉ số CCI

Chỉ báo MACD gồm có những gì?

Chỉ báo MACD được cấu tạo từ bốn thành phần phức tạp khác nhau. Chúng được chotienao24h.net tổng hợp như sau:

Chỉ báo MACD bao gồm những gì?
Chỉ báo MACD bao gồm những gì?
  • Đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc xác định sự tăng giảm của thị trường cổ phiếu là đường MACD. Nó được xem là một thành quả của hiệu số cho hai đường trung bình hàm mũ.
  • Tiếp theo đó là đường tín hiệu EMA. Chúng là đường thuộc chỉ báo MACD. Khi người dùng kết hợp hai đường này với nhau. Chúng sẽ cho người dùng thấy được những tín hiệu đảo chiều tiềm năng. Từ đó họ có thể quyết định rót tiền đầu tư vào thị trường.
  • Đóng một phần chủ chốt trong vai trò là đường tham chiếu là đường Zero. Chúng đánh giá độ mạnh yếu của một xu hướng.
  • Để có thể biểu hiện được sự hội tụ cũng như phân kỳ thì chúng ta có biểu đồ histogram. Chúng cho thấy được sự chênh lệch của những đường tín hiệu khác nhau và MACD.

Công thức của MACD

Để có thể tính được chỉ báo MACD chúng ta có thể sử dụng công thức như sau:

MACD = EMA 12 – EMA 26

Công thức tính của chỉ báo MACD
Công thức tính của chỉ báo MACD

Chú thích:

  • EMA 12: đây là các đường trung bình động theo lũy thừa. Với EMA 12 sẽ là chu kỳ 12 ngày.
  • EMA 16: đây là các đường trung bình động theo lũy thừa. Với EMA 16 sẽ là chu kỳ 16 ngày.
  • Đường tín hiệu của MACD sẽ bằng với đường EMA
  • Histogram = MACD – đường tín hiệu

Ý nghĩa của chỉ báo MACD trong chứng khoán

MACD có một ý nghĩa rất lớn trong giao dịch chứng khoán. Nó được xem là một chỉ báo quan trọng trong việc phân tích xu hướng giá. Nếu những nhà giao dịch có thể thành thạo cũng như nắm rõ được các ý nghĩa của chỉ số này thì họ sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Những ý nghĩa đó được chotienao24h.net thống kê như sau:

  • Đóng góp một vai trò chủ chốt trong việc dự đoán các xu hướng giá trị. Mỗi tín hiệu của chỉ báo MACD đều mang những ý nghĩa khác nhau. Khi chỉ báo này giao nhau với đường tín hiệu từ dưới đi lên; thì chúng là dấu hiệu cảnh báo nhà giao dịch là giá sẽ tăng theo xu hướng. Khi đó những nhà đầu tư nên thực hiện động tác mua vào. Còn khi chỉ báo này giao nhau với đường tín hiệu từ trên đi xuống; thì chúng là dấu hiệu cảnh báo nhà giao dịch là giá sẽ giảm theo xu hướng. Lúc này họ nên thực hiện động tác bán ra.
  • Không những thế, khi sử dụng chỉ báo này. Các nhà giao dịch còn có thể dễ dàng xác định được giá trị nhờ khả năng phân kỳ và hội tụ. Nếu nhà đầu tư thấy giá trị tăng lên theo xu hướng nhưng chỉ số này lại biểu thị hướng xuống. Thì đây sẽ là tín hiệu dự báo sự đảo chiều từ lên thành xuống. Khi ấy nhà giao dịch nên đặt lệnh bán. Ngược lại, nếu nhà đầu tư thấy giá trị giảm theo xu hướng nhưng chỉ số này lại biểu thị hướng đi lên. Thì đây sẽ là tín hiệu dự báo sự đảo chiều từ thấp thành cao. Khi ấy nhà giao dịch nên đặt lệnh mua.

Kết luận

Bài viết trên là những thông tin cơ bản cần thiết của chỉ báo MACD mà chotienao24h.net muốn mang đến cho các bạn đọc. Mặc dù nếu so sánh với các chỉ báo khác thì chỉ báo này khó sử dụng hơn nhiều. Nó có những yêu cầu bắt buộc những nhà đầu tư cần phải biết. Nếu các bạn thấy những chia sẻ của chúng tôi giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu thêm các kiến thức để giao dịch. Hãy xem thêm những bài chia sẻ kiến thức khác để ủng hộ chúng tôi. Ở đây chúng tôi chia sẻ rất nhiều các kiến thức về những lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, tiền điện tử, hàng hóa, forex,….

Tổng hợp: chotienao24h.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *