Blockchain là gì? Các phiên bản khác nhau của công nghệ Blockchain

Thuật ngữ Blockchain đã quá quen thuộc đối với những người quan tâm đến ngân hàng, đầu tư hay tiền điện tử trong các năm trở lại đây. Đây được xem là công nghệ lưu trữ sau bitcoin. Với dự phát triển vượt bậc, công nghệ Blockchain đã thu hút được rất nhiều sự chú ý. Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 10 năm, công nghệ này đã thật sự bùng nổ trong giới công nghệ. Chúng cũng đã góp phần giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tài chính chứng khoán. Vậy Blockchain là gì? Hãy cùng với chotienao24h.net tìm hiểu thật kĩ thông qua bài viết này nhé.

Blockchain là gì?

Blockchain còn được biết đến là một cấu trúc cơ sở dữ liệu hay sổ cái kỹ thuật số. Chúng lưu trữ thông tin bản ghi giao dịch. Những khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hoá khác nhau và được mở rộng theo thời gian. Mỗi khối đó đều chứa các thông tin thời gian được khởi tạo và được liên kết đến khối thông tin trước đó, chúng kèm theo một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Công nghệ Blockchain được ra đời nhằm mục đích chống lại sự cố ý can thiệp nhằm mục đích thay đổi dữ liệu. Đây được xem là một công nghệ đảm bảo sự an toàn và minh bạch cao cho các dữ liệu trước các nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp. Đặc biệt là các dữ liệu tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân, thông tin y tế, thông tin của chính phủ, thông tin thẻ thanh toán,… Khi hệ thống blockchain bị tấn công và một phần bị hỏng hoặc biến mất, thì các phần còn lại vẫn được bảo vệ an toàn và tiếp tục được tái tạo xây dựng lại các phần bị hỏng để bảo vệ thông tin.

>> Xem thêm: Đồng Shiba inu là gì? Tìm hiểu các khái niệm về đồng Shiba inu

>> Xem thêm: Altcoin là gì? Cách nhận biết mùa Atlcoin sắp đến

Cấu trúc của Blockchain

Mỗi khối của Blockchain(block) được lưu trữ gồm ba phần khác nhau:

  • Dữ liệu
  • Hash của khối hiện tại
  • Hash khối trước
Cấu trúc của Blockchain
Cấu trúc của Blockchain

Dữ liệu

Dữ liệu được lưu trữ tại đây sẽ là những loại thông tin khác nhau tuỳ thuộc vào các mạng lưới của Blockchain

Hash của khối hiện tại

Đây được dùng trong việc làm mật mã nhận dạng cho từng từng Block. Tương tự như dấu vân tay. Mỗi Block chỉ mang một Hash duy nhất. Hash của khối hiện tại sẽ bị thay đổi nếu trong Block có bất kì sự thay đổi nào.

Hash của khối trước

Đây là một Hash vô cùng quan trọng. Chúng giúp các khối(Block) có thể liên kết với nhau và tạo thành một chuỗi(Chain). Khi xảy ra sự thay đổi Hash của một khối bất kì nào đó, hệ thống sẽ ngay lập tức phát hiện sự bất thường trong chuỗi. Khi đó chúng ta có thể dễ dàng phát hiện được các sai lệch và các hành vi cố ý bẻ khoá Blockchain. Đặc biệt, khối đầu tiên trong hệ thống Blockchain sẽ không được liên kết với bất kì khối nào. Khối này thường được gọi là “Khối nguyên thuỷ” hay Genesis Block.

Các phiên bản khác nhau của công nghệ Blockchain

Blockchain 1.0

Đời đầu của Blockchain phải kể đến các đồng tiền mã hóa. Với sự triển khai các DLT đã giúp thời gian thực hiện các cuộc giao dịch được giảm đi đáng kể. Tiêu biểu thời kỳ đó là đồng Bitcoin. Cũng từ đó, sự phát triển của đồng tiền ảo lên tầm cao mới dựa trên cơ sở chính là Blockchain.

Blockchain 2.0

Đây là ứng dụng đời tiếp theo giúp Blockchain có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau. Ở phiên bản 2.0 này, Blockchain được trang bị Smart Contract. Công nghệ này giúp người dùng lưu lại trên hệ thống các điều kiện trong quá trình giao dịch. Chương trình của máy tính sẽ tự động kiểm tra các điều kiện và tự động thực hiện các quy trình nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác cao. Nhờ ứng dụng này, các phương thức ký hợp đồng theo cách truyền thống sẽ dần được thay thế. Điều này giúp cho các thoả thuận với độ phức tạp cao được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả.

Blockchain 3.0

Một loại ứng dụng chạy theo chuỗi khối hoặc kiểu hàng ngang. Các máy tính sẽ liên kết với nhau thành hệ thống thay vì đơn lẻ như những phiên bản trước. Block 3.0 còn có tên gọi khác là ứng dụng phi tập trung. Cũng nhờ sự liên kết các Block mà ứng dụng không cần phải kiểm soát qua một hệ thống đơn vị tập trung nào.

Blockchain 4.0

Cũng có sự tương đồng với những phiên bản trước, Blockchain 4.0 chính là  phiên bản hoàn chỉnh hơn. Với tầm nhìn dài hạn, Blockchain 4.0 đang hướng đến việc trở thành một xu hướng chính cho các hoạt động kinh doanh công nghệ. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Blockchain vẫn còn nhiều thách thức chúng nhưng suy cho cùng hệ thống đã có những bước đột phá ghi nhận

Ưu và nhược điểm của công nghệ Blockchain

Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy được những tính đột phá mà công nghệ này mang lại. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn mang một số hạn chế nhất định như:

Ưu và nhược điểm của công nghệ Blockchain
Ưu và nhược điểm của công nghệ Blockchain

Ưu điểm

  • Dữ liệu của Blockchain có tính phân tán nhằm nâng cao khả năng bảo mật. Chúng được lưu trữ trên hàng ngàn các thiết bị với mạng lưới khác nhau được gọi là các Node phân tán. Mỗi Node đều có thể sao chép và lưu trữ một bản sao. Nhờ những yếu tố đó, hệ thống có thể vô hiệu hoá các lỗi ở Node đơn làm ảnh hưởng đến hệ thống Blockchain. Vì những yếu tố trên, các hacker cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tấn công vào mạng lưới này.
  • Hệ thống Blockchains có tính ổn định cao. Chúng giúp thông tin rất khó có thể bị tấn công. Được cấu tạo bởi rất nhiều khối dữ liệu liên kết với nhau bằng mã băm độc nhất. Vì thế muốn can thiệp vào dữ liệu của Blockchain thì cần phải tấn công hầu hết tất cả các Block trong chuỗi. Điều này được xem gần như là bất khả thi.
  • Được sử dụng phương thức ngang hàng, các hoạt động giao dịch được thực hiện trực tiếp bởi các bên tham gia. Nhờ đó hệ thống Blockchain có thể loại bỏ sự can thiệp của các bên trung gian thứ ba. Chúng giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian.

Nhược điểm

  • Người dùng sẽ gặp nhiều rủi ro khi mất chìa khoá cá nhân(Private Key). Mỗi tài khoản khi tham gia vào dự án Blockchain sẽ được cung cấp hai chìa khoá khác nhau. Một là chìa khoá chung, đây là loại chìa khoá có thể công khai. Còn thứ hai là chìa khoá cá nhân. Chìa khoá này cần được bảo mật. Chúng là công cụ giúp đăng nhập vào tài khoản nhằm kiểm soát được thông tin và tài sản. Nếu chìa khoá này mất, người dùng sẽ mất khả năng truy cập vào tài khoản. Điều đó đồng nghĩa với việc tài sản trong tài khoản đó cũng bị mất. Với phương thức hoạt động ngang hàng đã được nói như trên. Thì việc can thiệp hay hỗ trợ để lấy lại chìa khoá là bất khả thi.
  • Để có thể đào các đồng tiền mã hoá ứng dụng công nghệ Blockchain thì các nhà đầu tư phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để khai thác và không gian để lưu trữ.

Kết luận

Bài viết trên là tất cả các kiến thức cơ bản về Blockchain mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Blockchain là gì?”. Nếu các bạn thấy bài viết này bổ ích thì đừng quên ủng hộ chotienao24h.net bằng cách xem thêm các bài viết khác để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích nhé. Chúc các bạn đọc một ngày tốt lành.

Tổng hợp: chotienao24h.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *