Khủng hoảng năng lượng tại thị trường Châu Âu năm 2022

Khủng hoảng năng lượng tại các nước châu Âu đang là chủ đề sôi nổi trên tất cả diễn đàn, đặc biệt là thị trường tài chính, chứng khoán, thị trường tiền điện tử, hợp đồng vàng trên toàn thế giới đều bị ảnh hưởng chung. Đứng trước sức ép của các cuộc cạnh tranh về chính trị, những lệnh ràng buộc về kinh tế cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu luân chuyển mua bán trên thị trường hàng hóa. Dưới đây là những thông tin tổng hợp dưới góc nhìn của chotienao24h sẽ giúp bạn hình dung là bức tranh toành cảnh về thị trường năng lượng trên thị giới nhé.

Khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu ngày càng nghiêm trọng; khi nguy cơ xung đột diễn ra đẩy giá khí đốt lên cao, giữa bối cảnh tình trạng dừng hoạt động của các nhà máy điện vẫn kéo dài và Chính phủ Pháp đã yêu cầu ngành điện phải thực hiện các biện pháp đã giảm bớt hóa đơn tiền điện cho người tiêu dùng. Giá điện và khí đốt tăng thế giới tăng mạnh trong ngày 14/1, khi quan hệ giữa Nga và Ukraine kém thuận lợi hơn.

Trong khi đó, sản lượng điện của tập đoàn điện lực lớn nhất nước Pháp là Electricite de France SA (EDF) đã giảm mạnh kỷ lục sau khi chính phủ cho biết họ phải bán điện với giá chiết khấu cao; và một số lò phản ứng hạt nhân phải đối mặt với tình trạng mất điện kéo dài. Giá điện của Đức trong quý 3/2022 đã tăng tới 25% so với cùng kỳ năm 2021; trong khi giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu tăng tới 13%.

Cuộc khủng hoảng nguồn năng lượng tại châu Âu ngày càng nghiêm trọng
Cuộc khủng hoảng nguồn năng lượng tại châu Âu ngày càng nghiêm trọng

Giá năng lượng của châu Âu tăng nóng thời gian vừa qua

Giá năng lượng của châu Âu rất dễ biến động. Kho dự trữ khí đốt của khu vực này đang cạn kiệt nhanh hơn dự kiến, làm tăng sự tập trung vào nguồn nhập khẩu khí đốt từ Nga và dấy lên lo ngại rằng nguồn cung sẽ thiếu hụt trong trường hợp xảy ra lạnh giá nghiêm trọng. Sức ép đè nặng lên thị trường năng lượng châu Âu; dự kiến còn kéo dài đến mùa Đông năm nay.

Chi phí năng lượng của các hộ gia đình trên khắp Lục địa già ngày càng “phình lớn” đã khiến các chính phủ phải loay hoay tìm cách bảo vệ người tiêu dùng. Tại Pháp, Chính phủ đang yêu cầu EDF bán nhiều điện hơn với giá chiết khấu so với giá thị trường. Mọi con mắt đang đổ dồn vào dòng chảy khí đốt từ Nga; với lo ngại gia tăng về xung đột có thể xảy ra ở Ukraine – một quốc gia trung chuyển trọng điểm có thể tác động đến giá dầu thế giới và giá các nguồn năng lượng khác.

>> Xem thêm: Giá khí đốt tăng trưởng mạnh trên thị trường hàng hóa

>> Xem thêm: Giá phân bón tăng hưởng lợi từ cuộc xung đột chính trị

Thị trường nguồn hàng hóa năng lượng tại Pháp

Ngay cả ở Pháp, quốc gia có nguồn cung năng lượng hạt nhân dồi dào, cũng đối mặt tình trạng thiếu điện. Trong 56 lò phản ứng điện hạt nhân của nước này, 15 lò đã ngừng hoạt động để bảo trì vào ngày 22/12; theo tờ Les Echos.

Pháp thường là nước xuất khẩu điện, nhưng hiện buộc phải nhập khẩu và thậm chí phải đốt dầu làm nhiên liệu. Cuộc khủng hoảng xảy ra sau khi công ty điện hạt nhân EDF thông báo họ sẽ dừng 4 lò phản ứng; chiếm 10% công suất của quốc gia, sau khi xuất hiện một sự cố cần bảo trì. Gần 1/3 nhà máy điện hạt nhân Pháp sẽ ngừng hoạt động vào đầu năm sau. Đức cũng lên kế hoạch giảm gần 50% công suất điện hạt nhân trước khi kết thúc năm 2022.

Khủng hoảng năng lượng tác động đến nền kinh tế thị trường

Khủng hoảng năng lượng còn tạo ra mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng thực phẩm. Azomures, nhà sản xuất phân bón hàng đầu Romania, trực thuộc nhà kinh doanh ngũ cốc Thụy Sĩ Ameropa AG; tuần trước cho biết các cơ sở của họ đã bắt đầu đóng cửa, bởi biết rằng nông dân không thể mua nổi phân bón; khi giá thành bị đẩy lên quá cao.

Nhà sản xuất phân bón Yara International của Na Uy cũng đã cắt giảm sản lượng; hồi đầu năm và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình để điều chỉnh sản lượng khi cần thiết. Cuộc khủng hoảng năng lượng cuối cùng sẽ tác động tới giá thực phẩm và nó sẽ gây ảnh hưởng không chỉ tới châu Âu; mà còn rất nhiều quốc gia khác.

Tác động đến nền kinh tế thị trường
Tác động đến nền kinh tế thị trường

Đe dọa nhu cầu về cung ứng nguồn năng lượng toàn cầu

Trong bối cảnh mùa đông đang đến gần, nhiệt độ giảm dần ở Bắc Bán cầu; nhu cầu sưởi ấm trở thành tất yếu. Tuy nhiên, các kho dự trữ năng lượng tại châu Âu đang ở mức thấp đáng báo động.

Rắc rối bắt đầu từ mùa đông năm ngoái; khi thời tiết lạnh bất thường khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt; làm giảm nghiêm trọng trữ lượng khí đốt xuống mức đáng lo ngại là 30% vào tháng 3. Tới mùa xuân, với chiến dịch tiêm chủng Covid-19 thành công, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng tại châu Âu tăng trở lại nhanh chóng; thúc đẩy làn sóng tiêu thụ năng lượng mới.

Nhu cầu tiếp tục gia tăng trong mùa hè, do thời tiết nóng bức; khiến người dân sử dụng điều hòa và các hệ thống làm mát nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tăng không đi kèm với sự gia tăng về nguồn cung; khi dòng khí đốt Nga, Na Uy và Algeria cung cấp cho châu Âu vẫn ở mức bình thường; bất chấp giá cả tăng. Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân lạc hậu của châu Âu đang bị loại bỏ dần; hoặc hoạt động ngày càng kém hiệu quả.

Lời kết

Khủng hoảng năng lượng có thể làm tác động nguồn cung ứng trên thị trường khí đốt tại Châu Âu. Thị trường hàng hóa ở một số mặt hàng như: phân bón, nguồn lương thực và thực phẩm; sẽ được hưởng lợi trong năm 2022.

Tổng hợp: chotienao24h.net