Giá phân bón tăng hưởng lợi từ cuộc xung đột chính trị

Thị trường hàng hóa được hưởng lợi từ những xung đột chính trị trong năm 2022? Giá phân bón tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do được hưởng lợi từ cuộc xung đột chính trị vừa qua tại Châu Âu. Những doanh nghiệp phân bón DCM, DPM báo lãi kỷ lục về nhu cầu xuất khẩu phân bón. Đón đầu một xu hướng tăng trưởng mạnh dựa trên các yếu tố thúc đầy từ kinh tế thế giới. Qua đó gián tiếp tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam ở những nhóm ngành cổ phiếu nông sản, cổ phiếu năng lượng sạch, cổ phiếu ngành phân bón khí đốt.

Phân bón sẽ tăng giá cho tới nửa đầu năm 2022?

Hàng loạt nguyên nhân được các công ty chứng khoán đưa ra để lý giải cho đà tăng của giá phân bón sẽ kéo dài cho tới nửa đầu năm 2022.  Một mặt, giá nguyên vật liệu đầu vào là than, khí tăng rất mạnh khiến nhiều nhà máy sản xuất phải cắt giảm sản lượng hoặc thậm chí là ngừng hoạt động. Mặt khác, động thái hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và Nga; tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc hay châu Âu sẽ tiếp tục khiến cho nguồn cung phân bón trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu phân bón cao để phục vụ cho vụ lúa Đông Xuân cũng là nguyên nhân đẩy giá phân bón lập đỉnh trong nửa đầu năm 2022.

Phân bón sẽ tăng giá cho tới nửa đầu năm 2022
Phân bón sẽ tăng giá cho tới nửa đầu năm 2022

Giá phân bón lập đỉnh mới

Ngày 7.3, giá phân bón trong nước đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay do nguồn cung khan hiếm. Các đại lý phân bón trong nước cũng hạn chế bán hàng ra mặc dù nhu cầu hỏi mua tăng cao. Diễn biến này xuất phát từ chiến sự ở Ukraine và giá xăng dầu thế giới tăng cao.

Riêng Việt Nam mới chỉ có khoảng 3 tàu đã nhận hàng thành công, còn khoảng 30.000 – 40.000 tấn đã bị hủy giao dịch. Các nhà cung cấp ở Trung Đông; quyết định tạm dừng các bản chào để theo dõi diễn biến thị trường. Trung Quốc cũng sẽ đứng ngoài cuộc chơi ít nhất đến tháng 6 và nguồn hàng từ Nga; Ukraine thì không còn cửa ra thế giới do cấm vận và tình hình chiến sự tiếp tục leo thang. Một số doanh nghiệp dự báo trong ngắn hạn, giá Urea sẽ sớm quay trở lại mức 800 USD/tấn trong tháng 4, thậm chí có thể lên đến 1.000 USD/tấn; nếu giá dầu lên 150 USD/thùng.

>> Xem thêm: Khủng hoảng năng lượng tại thị trường Châu Âu năm 2022

>> Xem thêm: Giá niken tăng trưởng trước những xung đột tại Châu Âu

Giá khí đốt tác động đến giá phân bón

Nguyên nhân dẫn đến đà tăng của giá urê trong năm 2022 theo VCSC là do giá khí đốt cao và chi phí lao động tăng cao; dẫn đến một số nhà sản xuất urê trên toàn cầu phải đóng cửa các nhà máy. Bên cạnh đó, diễn biến khó lường của dịch Covid-19 khiến tình hình gián đoạn nguồn cung tiếp tục diễn ra.

Trên thực tế, năm 2021, dù các DN phân bón lớn ở phía Nam như Phân bón Bình Điền (BFC); Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ; DPM); Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM)… phải đối mặt với chi phí tăng cao do triển khai sản xuất “3 tại chỗ”, giãn cách kéo dài khiến chi phí tăng, nhưng bù lại, nhờ giá phân bón tăng cao nên kết quả kinh doanh của các DN đều khả quan.

Tăng trưởng của doanh nghiệp phân bón Đạm Phú Mỹ

Tại Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ); sản lượng kinh doanh trong năm 2021 ước đạt trên 1.263.000 tấn phân bón, hóa chất các loại. Trong đó nổi bật là kinh doanh NPK Phú Mỹ ước đạt gần 151.500 tấn; tăng 60% so với cùng kỳ năm 2020; còn Đạm Phú Mỹ ước đạt 740.700 tấn.

Cộng thêm yếu tố giá phân bón thế giới tăng, tổng doanh thu năm 2021 của Đạm Phú Mỹ ước tính lên đến 12.826 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.600 tỷ đồng; tương ứng tăng lần lượt 63% và 324% so với năm 2020.

Sự tăng trưởng của phân bón Đạm Cà Mau

Tương tự, tại Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM), dù chưa chính thức công bố kết quả kinh doanh năm 2021; nhưng mới đây DN này cũng điều chỉnh kế hoạch sản xuất; kinh doanh trong năm.

Cụ thể, DCM điều chỉnh tăng chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất cả năm lên 9.168 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 867 tỷ đồng, lần lượt tăng thêm 1.329 tỷ đồng (tăng 17%) và thêm 670 tỷ đồng; tức gấp 4,4 lần kế hoạch cũ. Nếu so với kết quả kinh doanh năm 2020; chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế mới điều chỉnh lần lượt tăng 21% và 31%.

Xuất khẩu phân bón tăng mạnh

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, nhiều mặt hàng, từ phân bón, hóa chất tới thức ăn gia súc và sắt thép, ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng đột biến trong tháng Một vừa qua, đáng chú ý nhất là phân bón tăng 68,2%; và hóa chất tăng 98,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sau hai năm ứng phó với dịch bệnh COVID-19 nên các doanh nghiệp sản xuất; kinh doanh đã dần thích nghi và phát triển. Do vậy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trong tháng đầu năm 2022; đều duy trì được tăng trưởng xuất khẩu dương, đặc biệt là một số mặt hàng đạt mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước

Nga là quốc gia chiếm trọng số về Phân bón

Hiện Nga là nhà cung cấp phân bón lớn chiếm tỷ trọng khoảng 30%; tổng nhu cầu phân bón trên toàn thế giới, đặc biệt Nga cung cấp đến 70%; nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tại châu Âu. Mặt khác, các lệnh hạn chế/cấm xuất khẩu một số mặt hàng phân bón chủ lực của Nga và Trung Quốc; vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được dỡ bỏ; khiến nguồn cung các loại phân bón nhập khẩu đặc biệt là Kali và DAP; sẽ giảm nghiêm trọng trong thời gian tới, trong khi từ tháng 3; khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu vụ mới sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình.

Xuất khẩu phân bón thị trường trong và ngoài nước
Xuất khẩu phân bón thị trường trong và ngoài nước

Lời kết

Giá phân bón sẽ tiếp tục được tăng trưởng trong năm 2022. Nhu cầu cung và cầu tại các nước Châu Âu; sẽ tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu cung cứng cho thị trường.

Tổng hợp: chotienao24h.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *