Giá khí đốt tăng trưởng mạnh trên thị trường hàng hóa

Thị trường nguồn năng lượng khí đốt trên thế giới đang có những dấu hiệu đầy khó lường? Giá khí đốt trên thế bị ảnh hưởng cực mạnh trước những mối lo ngại về căng thẳng xung đột giữa Nga và Ukraine trong thời điểm gần đây. Nỗi lo sợ về nguồn cung hàng hóa từ Nga, có thể tác động đến nguồn hàng hóa tại châu Âu, sau những động thái với các lệnh trừng phạt nhập khẩu, xuất khẩu kinh tế từ đất nước Nga. Trước những biến động nó, liệu rằng giá khí đốt tăng trưởng mạnh ra sao trong năm 2022? Nguồn hàng hóa năng lượng này có tác động như thế nào đến tình hình tài chính.

Giá khí đốt châu Âu vượt ngưỡng tăng kỷ lục

Hãng tin Tass (Nga) dẫn số liệu từ sàn giao dịch ICE tại London (Anh) cho biết trong phiên giao dịch ngày 7-3, giá khí đốt châu Âu vượt ngưỡng 3.600 USD/1.000m3. Giá khí đốt đã tăng hơn 67% kể từ khi bắt đầu giao dịch. Giá hợp đồng khí đốt kỳ hạn giao vào tháng 4 tại trung tâm TTF ở Hà Lan tăng lên 3.639,1 USD/1.000m3, tương đương 322 euro/megawatt giờ (MWh), dựa trên tỉ giá hối đoái Euro/USD hiện tại.

Theo Hãng tin AFP, giá khí đốt châu Âu tăng cao kỷ lục vào ngày 7-3 do lo ngại về nguồn cung dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng, khi Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ xem xét áp các biện pháp trừng phạt lên ngành năng lượng của Nga để phản ứng với chiến dịch quân sự của Matxcơva ở Ukraine. Trước khí đốt, chỉ trong vài phút giao dịch đầu ngày 7-3, cả giá dầu Brent và WTI đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7-2008, với giá dầu Brent vọt lên 139,13 USD/thùng, còn dầu WTI tăng lên mức 130,5 USD/thùng trước khi giảm nhẹ.

>> Xem thêm: Sự thay đổi giá dầu tác động mạnh đến thị trường vàng

>> Xem thêm: Khủng hoảng năng lượng tại thị trường Châu Âu năm 2022

Giá năng lượng châu Âu vượt ngưỡng tăng kỷ lục
Giá năng lượng châu Âu vượt ngưỡng tăng kỷ lục

Mỹ nhập khẩu bao nhiêu khí đốt Nga?

Dù Mỹ là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nhu cầu dầu mỏ của nước này vẫn vượt xa so với sản lượng nội địa. Vì thế, Mỹ vẫn cần nhập khẩu dầu mỏ.

Tuy nhiên, Mỹ chỉ mua lượng nhỏ dầu thô từ Nga. Phần lớn dầu thô nhập khẩu của Mỹ tới từ Canada, Mexico và Saudi Arabia. Ngay cả các nước nhỏ ở Mỹ La-tinh và Tây Phi cũng xuất khẩu sang Mỹ lượng dầu thô lớn hơn Nga.

Cụ thể, khoảng 8% dầu mỏ và sản phẩm đã qua tinh chế mà Mỹ nhập khẩu trong năm 2021 – tương đương 672.000 thùng/ngày, tới từ Nga, theo Andy Lipow, chủ tịch một công ty dầu mỏ ở Texas. Trong số đó, dầu thô từ Nga chỉ chiếm khoảng 3% nhập khẩu dầu thô của Mỹ.

Lo ngại giá khí đốt tăng trưởng mạnh

Khoảng 50% lượng dầu thô Mỹ nhập từ Nga sẽ đến các nhà máy lọc dầu ở vùng Bờ Tây, 25% sẽ tới vùng Bờ Đông. 25% còn lại thường được đưa đến vùng Duyên hải Vịnh Mexico ở miền Nam của nước Mỹ. Những lo ngại giá khí đốt tăng mạnh là điều có thể xảy ra và tác động trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu.

Kinh tế bị tác động

Các nhà phân tích cho rằng, còn quá sớm để hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động của giá khí đốt tăng cao đến hoạt động kinh tế là không thể tránh khỏi. Morgan Stanley cho rằng, giá khí đốt tăng cao chỉ tác động nhỏ tới nền kinh tế Mỹ, dù hơn 30% năng lượng tiêu thụ của Mỹ vào năm 2020 được cung cấp bởi khí đốt tự nhiên, trong đó lĩnh vực công nghiệp là đối tượng sử dụng chủ yếu.

Mặc dù vậy, giá khí đốt cao hơn nhìn chung sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng thấp. Michael Hewson, Trưởng nhóm phân tích thị trường tại CMC Markets cho biết: “Rõ ràng là ngày càng có nhiều nghi ngại về triển vọng phục hồi kinh tế trước viễn cảnh chi phí gia tăng”.

Giá khí đốt tăng dẫn đến lạm phát kìm hãm sự phát triển

Giá bán buôn điện tại khu vực EU đang ở mức cao kỷ lục và điều này; có khả năng làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát do tắc nghẽn nguồn cung liên quan đến Covid-19. Giá giao tại cổng nhà máy (Factory Gate Pricing) ở Đức; đã lên mức cao nhất kể từ năm 1974. Trong khi đó, các nhà phân tích của Citi dự đoán giá điện và khí đốt sẽ tăng 5%; vào tháng 1/2022 và thêm 0,25% vào lạm phát tiêu dùng trong năm tới.

Chi phí thực phẩm cao hơn là một tác dụng phụ khác do sự thiếu hụt CO2; được sử dụng trong các lò giết mổ và để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm. Việc cắt giảm sản xuất phân bón cũng có thể làm tăng giá lương thực. Goldman Sachs cũng dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng cao hơn; với dự báo giá dầu Brent trong quý IV; có thể tăng thêm 5 USD/thùng so với dự báo trước đó là 80 USD/thùng. Giá dầu Brent hiện đang giao dịch ở mức khoảng 74 USD/thùng.

Giá khí đốt tăng dẫn đến lạm phát kìm hãm sự phát triển
Giá khí đốt tăng dẫn đến lạm phát kìm hãm sự phát triển

Các ngân hàng trung ương bị đặt vào thế khó

Piet Haines Christiansen, chiến lược nhà phân tích hàng đãu đã từng nhận định nếu chúng ta có lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn, đó sẽ là một tình huống rất khó khăn cho thị trường và ngân hàng trung ương để đánh giá, điều hướng và truyền tải thông điệp.

Các cuộc họp của ngân hàng trung ương trong tuần này có thể kiểm tra quyết tâm; của các nhà hoạch định chính sách. Cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vào thứ Năm (23/9) sẽ là tiêu điểm do lạm phát ở Anh vừa đạt mức cao nhất trong 9 năm. Theo Susannah Streeter, nhà phân tích cấp cao của Hargreaves Lansdown cho biết; với lạm phát giá sản xuất ở Anh tăng vọt, chi phí vận chuyển không có dấu hiệu hạ nhiệt; giá hàng hóa tăng cao thì khả năng giá cao hơn sẽ còn tồn tại lâu hơn nữa.

Lời kết

Giá khí đốt bật tăng mạnh có thể vô hình tác động mạnh mẽ; đến sự phát triển của nền kinh tế và cái khó nhất sẽ xảy ra đó là sự lạm phát. Ngoài ra khi giá khí tốt tăng nóng; vượt qua những con số mà các nhà phân tích đã nêu ra. Nó có thể tác động trái chiều đến thị trường tài chính số trong năm 2022.

Tổng hợp: chotienao24h.net